Quyết toán hợp đồng trọn gói

I – Quy định của pháp luật về hợp đồng trọn gói theo Luật Đấu thầu số 43 như sau:

  • Điểm a và d, Khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13:

“a) Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;”

  • Điểm d, Khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13:

“d) Đối với gói thầu xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện bảng số lượng, khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế”.

  • Cụ thể hơn nữa nhé, tại điểm d, khoản 4, Điều 19 Nghị định số 63 (nội dung của thương thảo hợp đồng):

“d) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;”

>> Như vậy là trách nhiệm của các bên trong đó bên mời thầu là rất cao khi ông đặt bút ký vào hợp đồng trọn gói.

II – Quy định của pháp luật về hợp đồng trọn gói theo Luật Xây dựng số 50 như sau:

  • Tại Khoản 4, Điều 144 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định:

“Đối với hợp đồng trọn gói, việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với giai đoạn thanh toán được các bên thỏa thuận trong hợp đồng”.

  • Theo Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng:

– Điểm a, Khoản 3, Điều 6 quy định:

“Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện”.

Như vậy khi thực hiện thanh toán hay quyết toán phải căn cứ vào Hợp đồng đã ký chứ.

– Điểm a, Khoản 3, Điều 15 quy định:

“Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng và thay đổi phạm vi công việc phải thực hiện”.

– Khoản 4, Điều 19 quy định:

“Đối với hợp đồng trọn gói: Thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không đòi hỏi có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết”.

III – Theo các quy định của Bộ tài chính về thanh toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước:

Quy định về thanh toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC và Thông tư số 108/2016/TT-BTC sửa đổ, bổ sung TT08/2016/TT-BTC.

  • Điểm a, Khoản 1, Điều 9 quy định nguyên tắc thanh toán khối lượng hoàn thành đối với hợp đồng trọn gói như sau:

“Thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không yêu cầu có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết”.

  • Mục 2 và 3, Khoản 3, Điều 16 quy định trách nhiệm đối với chủ đầu tư:

“2. Thực hiện việc nghiệm thu khối lượng, lập hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu theo thời gian quy định của hợp đồng.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về việc tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn; chịu trách nhiệm về tính chính xác của khối lượng thực hiện, đơn giá và giá trị đề nghị thanh toán; bảo đảm tính hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Kho bạc Nhà nước và các cơ quan chức năng của Nhà nước”.

>>> Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện đúng quy trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu và Luật xây dựng như đã nêu trên, trong đó có việc phải đảm bảo rà soát lại khối lượng và các nội dung trong lúc thương thảo hợp đồng cơ mà, thực tế có làm hay không ???

Như vậy:

  • Về pháp luật hiện hành, Chủ đầu tư trước khi đặt bút ký vào hợp đồng trọn gói phải tổ chức rà soát lại các yếu tố liên quan đến giá hợp đồng nhằm đảm bảo tính chính xác trước của loại hợp đồng trọn gói.
  • Thực tế nhiều Chủ đầu tư không làm nghiêm túc việc này và nhà thầu cũng không phát hiện ra hoặc cố tình lờ đi.
  • Khi quyết toán, việc giá hợp đồng trọn gói không đảm bảo tính chính xác, chưa phù hợp với hồ sơ thiết kế trước tiên là trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư. Tuy nhiên việc Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thế nào thì thực tế không mấy khi thực hiện được việc quy trách nhiệm này.. và “rủi ro” vẫn đồng hàng cũng phía nhà thầu. Chính vì thế giai đoạn quyết toán nhiều gói thầu vẫn đang bị đề nghị cắt phần giá trị chênh lệch đó.
  • Trên thực tế từ khi có hiệu lực thì loại hình hợp đồng trọn gói luôn gây tranh cãi vì vấn đề này khi quyết toán.. và cũng đã có những nhà thầu họ đã không chấp nhận rủi ro này họ phản bác lại các lý do cắt giá trị của hợp đồng trọn gói.

Chủ đề này giúp cho các bạn là cán bộ nhà thầu cần phải nắm được để có cơ sở làm việc.. Cần chú ý những quy định trên là trong trường hợp nhà thầu phải thực hiện đúng với các yêu cầu của Hồ sơ thiết kế đã được duyệt.

Chúc các bạn thành công!


>>> Các chủ đề liên quan:

3 Trả lời “Quyết toán hợp đồng trọn gói

  1. Cảm ơn Ad đã phân tích, bên mình cũng đang vướng và thấy ad phân tích rất có cơ sở.. mình đã cùng trao đổi với Sếp và nhận được sự đồng tình… Chúc ad sức khỏe

    1. thanks bạn nhiều, chúc bạn luôn phát triển… cái nghề này học cả đời không hết

Bình luận đã bị khoá.