Hao phí bê tông cột

Hẳn bạn đã biết theo định mức phần xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD (gọi tắt là định mức số 10), thì hao phí bê tông cột gồm hai loại sau đây phụ thuộc vào biện pháp tổ chức thi công (tức quy mô công trình):

  • Bê tông cột đổ thủ công (vữa sản xuất bằng máy trộn): Đây là công tác có mã hiệu AF.12200 thể hiện trong hình dưới đây. Trong đó thành phần hao phí cho thấy công tác này sử dụng vận thăng 2T phục vụ đổ bê tông (vận chuyển lên cao). Như vậy với loại công tác này được tính với chiều cao tối đa 28m và với quy mô công trình vừa và nhỏ (tiết diện cột nhỏ, số lượng cột ít) chỉ cần đổ thủ công.
Hình 1: Thành phần hao phí công tác bê tông cột đổ thủ công
  • Bê tông cột bằng cơ giới (vữa bê tông thương phẩm): Đây là công tác có mã hiệu AF.22200 thể hiện trong hình dưới đây. Trong đó thành phần hao phí cho thấy công tác này nếu thi công trên 6m ngoài sử dụng vận thăng còn có “cần trục tháp” phục vụ đổ bê tông. Như vậy với loại công tác này được tính với chiều cao tối đa lên đến 200m và với quy mô công trình lớn (tiết diện cột lớn, số lượng nhiều) như nhà cao tầng cần thiết phải sử dụng biện pháp thi công bằng máy (đổ bằng cẩu).
Hình 2: Thành phần hao phí công tác bê tông cột đổ cơ giới

Như vậy: Rõ ràng tùy theo từng quy mô công trình mà tư vấn lập dự toán cần lựa chọn biện pháp thi công cho phù hợp đảo bảo yêu cầu kỹ thuật, tiến độ và hiệu quả kinh tế. Nếu quy mô công trình nhỏ không nhất thiết sử dụng cần trục tháp thì người lập cần lựa chọn phương án đổ thủ công như hình số 1

Một số chú ý khi áp dụng định mức số 10, rất mong giúp bạn đọc hiểu rõ.

Khi không có điều kiện đi học, hãy tham khảo Sách dự toán