Đơn giá nhân công trong Dự toán – Dự thầu

So sánh bài toán đơn giá nhân công trong dự toán – dự thầu

Hẳn các bạn đã biết khi lập dự toán hoặc lập dự thầu với công trình có nguồn vốn chịu sự chi phối bởi các văn bản pháp lý hiện hành về lĩnh vực này, việc tính toán đơn giá nhân công luôn là bài toán khá dễ dàng bởi sự linh hoạt, mạnh mẽ của hệ thống phần mềm hiện nay.

Click xem nội dung Sách dự toán

Tuy nhiên, nhiều người “quen” làm dự toán thì luôn cho rằng việc tính toán đơn giá nhân công để đưa vào hồ sơ của mình (HS dự toán) căn cứ vào bảng giá nhân công do địa phương xây dựng công trình công bố. Mặt khác, nhiều người “quen” làm giá dự thầu trong HSDT cũng thường xuyên lấy đơn giá NC do địa phương công bố (làm giống ông dự toán) và mặc định rằng “phải” lấy như vậy… Tại sao? dự toán – dự thầu hoàn toàn khác nhau về giai đoạn quản lý, tư duy tính toán.. nhưng chúng ta lại tính bài toán này như nhau và luôn mặc định trong đầu rằng “phải” tính như thế. Điều này khiến các bạn mới bước vào lĩnh vực dự toán – dự thầu cũng mặc định theo mà không lý giải được.

Nào chúng ta cùng phân tích nhé trên quan điểm đi tìm hiểu các cơ sở pháp lý để tự đưa ra quan điểm cho chính mình.

1. Thông tư 05/2016/TT-BXD Về hướng dẫn xác định đơn giá nhân công

Trong văn bản này cũng nêu rõ các nội dung như sau:

  • Điều 2 – khoản 1 – Đối tượng áp dụng đã nêu rõ như sau: “Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng các DA ĐTXD sử dụng vốn ngân sách NN, vốn NN ngoài ngân sách và các DA đầu tư theo hình thức đối tác công tư áp dụng các quy định của Thông tư này”. Như vậy rằng bạn đang làm công việc của mình có thuộc đối tượng này không ? Ví dụ, bạn đang lập dự toán thiết kế (đơn vị tư vấn) hoặc đang lập giá dự thầu (là nhà thầu thi công), bạn có thuộc đối tượng của văn bản này không? Để trả lời câu hỏi này, ta xem xét tiếp nhé…
  • Điều 5 – khoản 1 – Tổ chức thực hiện, có nêu như sau: “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn của Thông tư này chỉ đạo Sở XD chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan điều tra, khảo sát, xác định và công bố đơn giá NC xây dựng làm cơ sở lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn”.

Ồ, đến đây bạn thấy đấy, nếu bạn đang là nhà thầu thiết kế (lập dự toán) -> thì theo điều 5 này bạn thuộc đối tượng “lập” rồi, còn CĐT thuộc đối tượng “quản lý chi phí rồi“.. nhưng mà 2 đối tượng này lại lấy cơ sở của công bố đơn giá NC do địa phương công bố rồi. Tóm lại: bạn đang là người lập dự toán, bạn không thuộc đối tượng trực tiếp áp dụng Thông tư 05 rồi, mà là UBND các tỉnh, TP cơ mà, họ làm theo điều 5 này để “công bố” cho bạn áp dụng vào hồ sơ dự toán của bạn rồi. Vấn đề này cũng được nói đến trong các cuốn sách về dự toán tại đây như cuốn tập 1 về lý thuyết bài toán Nhân công hay cuốn tập 2 ứng dụng thực tế vào 1 công trình cụ thể.

Tiếp nhỉ, bạn đang lập giá dự thầu (là nhà thầu thi công)… ồ, bạn thấy đấy bạn đâu có thuộc đối tượng của các quy định trên vì nhà thầu thi công đâu phải đối tượng “lập” hay “quản lý chi phí” nhỉ…

2. Nghị định mức lương tối thiểu vùng – đơn giá nhân công của doanh nghiệp:

Nếu nhà thầu không thuộc đối tượng áp dụng đơn giá nhân công do địa phương công bố… vậy họ thuộc đối tượng của văn bản nào? không lẽ họ thích chào giá nhân công thế nào thì chao sao? Không bạn à.. nhà thầu thi công là một doanh nghiệp có thuê mướn lao động, họ bán sản phẩm do họ làm ra chứ không phải họ là người “lập và quản lý chi phí” -> họ lại chịu sự chi phối của Nghị định mức lương tối thiểu vùng cơ.. Ví dụ hiện nay là NĐ 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Trong điều 2 NĐ này nêu rõ: “Đối tượng áp dụng là người lao động… là Doanh nghiệp, tổ chức… hoạt động theo Luật doanh nghiệp…v.v….” -> Như vậy, nếu chúng ta là nhà thầu thi công, chúng ta thuộc đối tượng của NĐ này cơ mà… Tuy nhiên, trong phần đầu đã nêu thực tế nhiều nơi các cán bộ nhà thầu vẫn mang đơn giá nhân công của địa phương để chào thầu (làm đúng như dự toán đang tính), chứ không phải là họ tự chào giá nhân công theo đơn vị họ tính toán… Tại sao lại thế, đúng là nghe có vẻ không ổn lắm.. song thực tế họ vẫn làm như thế…

Nào thử đoán xem: Phải chăng nhà thầu này họ “ngại” đưa ra đơn giá nhân công do họ khảo sát tính toán để chào để rồi sau đó lại phải đi giải thích…v..v… thay vào đó họ chào luôn đơn giá nhân công theo công bố của UBND tỉnh đã công bố (cơ quan quản lý nhà nước công bố thì đủ cơ sở quá rồi), có nguồn gốc, cơ sở rõ ràng để sau này khỏi lo giải thích, giải trình…

Và ngày này qua ngày khác, hết công trình này đến công trình khác nhà ta vẫn chào thế thấy ok không ai bắt bẻ được gì -> lâu ngày thành thói quen thôi mà. Trên góc độ đấu thầu 1 chút các bạn thấy đấy, nhà thầu nào cũng chào như thế và đều giống với dự toán lập -> bản chất của “đấu thầu” có lẽ không được phù hợp lắm nhỉ..

Thông qua chủ đề này chúng ta cùng suy ngẫm nhé.

3 Trả lời “Đơn giá nhân công trong Dự toán – Dự thầu

Bình luận đã bị khoá.